TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯU VĂN LIỆT, THÀNH PHỐ VĨNH LONG!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯU VĂN LIỆT, THÀNH PHỐ VĨNH LONG!

dành cho all Hs trường THPT lưu văn liệt ở thành phố vĩnh long!
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Ý nghĩa các truyền thống trong đám cưới

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Le Thi Dieu Thien
MEM NHIỆT TÌNH
MEM NHIỆT TÌNH



Tổng số bài gửi : 10
Join date : 13/05/2011
Age : 47
Đến từ : Kiên Giang

Ý nghĩa các truyền thống trong đám cưới  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ý nghĩa các truyền thống trong đám cưới    Ý nghĩa các truyền thống trong đám cưới  I_icon_minitimeFri May 20, 2011 3:32 pm

Ý nghĩa các truyền thống trong đám cưới
Mỗi nền văn hóa đều có những phong tục truyền thống khác nhau, và các truyền thống trong đám cưới cũng không là ngoại lệ. Khi xã hội ngày càng có nhiều sự toàn cầu hóa (globalization) diễn ra ở mọi mặt, thì nhiều truyền thống đám cưới cũng du lịch từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác. Ngay cả ở Việt Nam, các đám cưới ngày nay có khá nhiều yếu tố du nhập từ các nền văn hóa phương Tây. WedinStyle quan sát thấy mặc dù các yếu tố đó được đón chào bởi các cô dâu chú rể và khách mời trẻ, nhưng đôi khi không được lòng các bậc phụ huynh hào hứng lắm :p, có lẽ phần nào cũng vì các bạn trẻ chưa giải thích rõ ý nghĩa của những yếu tố đó. WedinStyle sẽ chia sẻ với các bạn ý nghĩa của một số truyền thống đám cưới phương Tây phổ biến nhé!

Tung bó hoa cô dâu và garter (hình như chưa có phiên dịch sang tiếng Việt): Vào cuối tiệc cưới, cô dâu tung bó hoa cầm tay của mình cho các khách mời nữ độc thân. Ai bắt được bó hoa này, người Mỹ tin rằng, sẽ là người kế tiếp sẽ kết hôn. Tương tự như vậy, các khách mời nam độc thân cũng thích thử vận may của mình bằng cách cố gắng bắt được chiếc garter mà chú rể gỡ ra từ chân cô dâu. Ở Việt Nam có lẽ các khách mời nam ít có cơ hội bắt garter vì việc cô dâu mặc garter ở chân (trên đầu gối) để chú rể gỡ ra có lẽ không được sự đồng tình của các bậc phụ huynh Smile
Quà cảm ơn tặng khách dự tiệc: tất nhiên là để thay lời cảm ơn của gia đình hai bên vì sự có mặt của khách mời trong ngày trọng đại của cả hai gia đình. Nhưng tặng gì? Ở Ý, Pháp, Hy Lạp... thường phổ biến các hạt hạnh bọc đường (sugar-coated almonds) vì vị ngọt của đường và vị đắng của hạt hạnh tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân: có ngọt và có đắng. Ở Mỹ thì mỗi đôi cô dâu chú rể có thể chọn một trong hàng trăm ý tưởng khác nhau để tặng khách, tùy theo sở thích của riêng họ hay địa điểm đặc biệt của đám cưới: nến hình hạt đậu Hà Lan (peas in a pod, tượng trưng sự gắn bó của 2 người thành một), cặp lọ muối và tiêu (luôn luôn đi liền với nhau), mật ong (tượng trưng cho sự ngọt ngào của hạnh phúc), hay quạt giấy in tên cô dâu chú rể, hay đơn giản hơn là những phần kẹo sô cô la đựng trong hộp xinh xắn, những chiếc bánh cookies hình ngộ nghĩnh dễ thương...

Quà cảm ơn bằng bánh nướng hình cô dâu chú rể

Voan cô dâu: Từ những ngày xa xưa, voan che mặt cô dâu đã trải qua các thay đổi về ý nghĩa: ban đầu chiếc voan phủ kín mặt (bằng vải lụa giống như trong những phim Trung Quốc cổ, hay là tóc tết phủ kín mặt như ở một số nền văn hóa châu Phi xưa...) để thể hiện sự khiêm tốn của cô dâu không muốn nhiều người nhìn thấy mình ngoại trừ người chồng; rồi sau khi Jacob, trong một truyền thoại cổ bị lừa cưới Leah- em gái của người yêu anh- Rachel mà không hề biết vì chiếc voan phủ kín mặt cô dâu, chiếc voan bắt đầu được làm từ những loại vải mỏng hơn để chú rể có thể nhận ra cô dâu khi đứng gần. Sau này chiếc voan lại tạo nên yếu tố lãng mạn khi cô dâu chú rể được lần đầu nhìn nhau thật gần là giây phút làm lễ cưới, khi chú rể được phép kéo tấm voan ra và hôn người vợ mới cưới của mình. Ngày nay thì chiếc voan hoàn toàn mang vai trò thời trang là chính, và thậm chí nhiều cô dâu hiện đại cũng chọn cho mình những loại voan hiện đại hơn, chứ không bị bó buộc vào chiếc voan dài truyền thống nữa.

Chiếc voan hiện đại thiết kế đồng bộ với váy cưới

Cô dâu mang trên người một món đồ mới (thật ra thì nhiều chứ không phải chỉ một Smile, một món đồ cũ (có thể là một món đồ trang sức thừa kế từ gia đình), một món đồ đi mượn (một đôi bông tai hay chiếc voan, vương miệng, găng tay...), và một món đồ màu xanh (có thể là đồ trang sức, hay chiếc garter...): là truyền thống mà nhiều cô dâu Anh và Mỹ vẫn theo, đương nhiên là với những sự hiện đại hóa mang tính cá nhân của mỗi cô người. Người Anh tin rằng món đồ mới tượng trưng cho hi vọng về hạnh phúc của hôn nhân, món đồ cũ tượng trưng cho sự tiếp tục của sự sống (sinh con), món đồ đi mượn tượng trưng cho sự chia sẻ hạnh phúc, và món đồ màu xanh tượng trưng cho sự trong sáng và vĩnh cửu của tình yêu...
Hi vọng những thông tin này sẽ có ích với các bạn trẻ đang
Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
Admin
Bang Chủ
Bang Chủ
Admin


Tổng số bài gửi : 176
Join date : 16/08/2009
Age : 29
Đến từ : vĩnh long

Ý nghĩa các truyền thống trong đám cưới  Empty
Bài gửiTiêu đề: ^^!   Ý nghĩa các truyền thống trong đám cưới  I_icon_minitimeFri May 20, 2011 8:35 pm

tất cả đều mong muốn cho sự hạnh phúc của lứa đôi sau này^^!
Về Đầu Trang Go down
https://luuvanlietvl.forumvi.com
 
Ý nghĩa các truyền thống trong đám cưới
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Định nghĩa Tình Yêu trong học đường...(sưu tầm)
» ý nghĩa thực sự của tình bạn !!!!
» QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG - SỰ KẾT HỢP GIỮA BA NGHỀ "HOT
» Thông báo chung!!!Thông báo khẩn!
» Arsenal mất "trọng pháo" trong trận đại chiến với MU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯU VĂN LIỆT, THÀNH PHỐ VĨNH LONG!  :: Diễn Đàn :: TIN HOT! HOT! :: TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG :: Tình Yêu và Cuộc Sống-
Chuyển đến